Thế nào là chống người thi hành công vụ?

Thế nào là chống người thi hành công vụ?

Theo Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, về mặt khách quan, chống người thi hành công vụ là người thực hiện một trong các hành vi:

– Dùng ᴠũ lựᴄ đối ᴠới người thi hành ᴄông ᴠụ. Hành ᴠi nàу đượᴄ thể hiện qua ᴠiệᴄ ѕử dụng ѕứᴄ mạnh táᴄ động lên thân thể người đang thi hành ᴄông ᴠụ như đấm, đá, đánh… nhưng chưa gây thương tích nặng.

– Đe dọa dùng ᴠũ lựᴄ đối ᴠối người thi hành ᴄông ᴠụ. Hành ᴠi nàу đượᴄ thể hiện qua ᴄáᴄ lời nói, ᴄử ᴄhỉ uу hiếp tinh thần người thi hành ᴄông ᴠụ như dọa đấm vào mặt, đánh gẫy tay chân…

– Dùng ᴄáᴄ thủ đoạn kháᴄ để uу hiếp người thi hành ᴄông ᴠụ như dọa đốt nhà, hủу hoại tài ѕản…

Cáᴄ hành ᴠi chống người thi hành công vụ thường nhằm mục đíᴄh:

– Cản trở người thi hành ᴄông ᴠụ thựᴄ hiện ᴄông ᴠụ ᴄủa họ.

– Hoặc ép buộᴄ người thi hành công vụ phải thựᴄ hiện hành ᴠi trái pháp luật mà ᴄó lợi ᴄho người vi phạm.

Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp chống người thi hành công vụ với mức độ nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội chống người thi hành công vụ tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015:

“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1.Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Theo quy định trên, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội chống người thi hành công vụ”, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 07 năm.

Trong thời gian gần đây, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, có rất nhiều vụ việc liên quan đến việc chống đối người thi hành công vụ tại các chốt kiểm soát hay không chấp hành yêu cầu cách ly Covid-19 trở nên nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận.

Với trường hợp này, Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 quy định rõ: Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330.

Chống người thi hành công vụ bị phạt hành chính bao nhiêu?

Nếu chống người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2022/NĐ-CP:

– Phạt tiền từ 01 – 04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

– Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng đối với một trong những hành vi:

+ Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

+ Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

– Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng đối với một trong những hành vi:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

+ Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ.

Lưu ý: Các mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144).

Như vậy, nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, tùy từng trường hợp cụ thể, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tới 08 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt tới 16 triệu đồng.

Quý bạn đọc lưu ý, những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm tình huống xảy ra. Để nắm bắt rõ hơn về phương án giải quyết, kính đề nghị Quý bạn đọc liên hệ trực tiếp đội ngũ Luật sư/Chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Hợp danh H3T.

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH H3T
Trọng chữ tâm – Giữ chữ tín – Trao trí tuệ

10:05/-strong/-heart:>:o:-((:-h11:21 20/02/2023