Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thẩm quyền của Tòa án được chia ra làm 3 loại: Phân loại thẩm quyền theo loại việc; Phân loại thẩm quyền theo lãnh thổ; Phân loại thẩm quyền theo cấp.
Khi xảy ra những vấn đề pháp lý, việc đầu tiên mà người dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn phải xác định là vấn đề pháp lý bị vướng mắc ở đây là gì?
Ví dụ: Nếu có một số tranh chấp trong việc mua bán tài sản, bên mua tài sản khi không thống nhất được với bên bán tài sản về khoản chi phí vận chuyển hàng hóa, lúc này cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xác định đây là tranh chấp thuộc lĩnh vực giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự. Tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Để xác định được các việc dân sự, án dân sự có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không, tại Mục 1 Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ vấn đề này.
1. Tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tranh chấp dân sự là các tranh chấp, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức khi họ nhận định rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm nghiêm trong theo quy định của pháp luật hiện hành. Họ cần phải có Tòa án can thiệp để bảo vệ những quyền lợi chính đáng đó. Tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hướng dẫn:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.“
2. Những yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Khác với tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự chỉ là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý đã được xảy ra trên thực tiễn. Tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.
9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
10. Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.“
Ngoài các vấn đề dân sự điển hình như trên, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã tách các vấn đề về hôn nhân gia đình; về kinh doanh, thương mại; về lao động; với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức ra thành các điều luật riêng để người dân dễ dàng tìm kiếm và áp dụng quy định. Các vấn đề này được đề cập tại Điều 28 đến Điều 34 của Bộ luật này.
Quý bạn đọc lưu ý, những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm tình huống xảy ra. Để nắm bắt rõ hơn về phương án giải quyết, Kính đề nghị Quý bạn đọc liên hệ trực tiếp đội ngũ Luật sư/Chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Hợp danh H3T.