Phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã rất tiến bộ khi bổ sung rất nhiều các điều khoản nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân dễ dàng hình dung, áp dụng quy định pháp luật vào trong thực tiễn đời sống. Dù vậy, trong văn bản quy phạm pháp luật này vẫn còn một số những từ ngữ chuyên ngành luật và điều đó chính là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho người dân khi họ đọc và tìm kiếm các quy định pháp lý. Một ví dụ tiêu biểu là hai khái niệm vụ án dân sự và việc dân sự. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các quan điểm xoay quanh vấn đề này.

1.Khái niệm về vụ án dân sự và việc dân sự

Tại Điều 1 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có những khái quát về định nghĩa của cả 2 thuật ngữ này:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng…

Như vậy, ta có thể hiểu rằng vụ án dân sự và việc dân sự là tập hợp các vấn đề của khái niệm “vụ việc dân sự”.

Vụ án dân sự bao gồm các vấn đề là tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Việc dân sự bao gồm các vấn đề là các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Nếu chỉ định nghĩa như vậy thì người dân sẽ khó lòng có thể hình dung được bản chất của hai khái niệm này. Theo ý kiến của tác giả, hai khái niệm về vụ án dân sự và việc dân sự sẽ được hiểu như sau:

Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các cơ quan, tổ chức khi họ có đầy đủ căn cứ để cho rằng bản thân mình đang bị vi phạm nghiệm trọng các quyền và lợi ích chính đáng được pháp luật ghi nhận. Họ cần phải có sự tác động của bên phía cơ quan tố tụng.

Việc dân sự là các việc liên quan đến cá nhân, tổ chức khi họ cần các cơ quan nhà nước công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý xảy ra trên thực tiễn.

2. Điểm khác biệt giữa việc dân sự và vụ án dân sự

Tiêu chí Việc dân sự Vụ án dân sự
Chủ thể tham gia phiên tòa – Đương sự bao gồm: Người yêu cầu, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
– Thành phần giải quyết: Thẩm phán, Viện kiểm sát, Trọng tài thương mại (nếu yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại).
– Đương sự bao gồm: Nguyên đơn, Bị đơn, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
– Thành phần giải quyết: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Viện kiểm sát.
Mục đích Công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý xảy ra trên thực tế. VD: Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, … Yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Hình thức giải quyết vấn đề Xử lý việc dân sự có thể được thực hiện không nhất thiết phải thông qua phiên tòa. Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc xác minh, ra các quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Kết quả giải quyết được tuyên bằng một quyết định. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác sẽ yêu cầu các bên tham gia tại phiên tòa để giải quyết. Việc xét xử tại Tòa được thực hiện theo thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (nếu có). Kết quả giải quyết bắt buộc phải được tuyên bằng một bản án.
Trình tự, thủ tục giải quyết Trình tự thủ tục có thể áp dụng quy định về rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu dân sự. Bắt buộc Tòa án phải tuân theo đầy đủ các trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thời gian giải quyết sẽ rất lâu bởi phải thực hiện đầy đủ các bước.

Quý bạn đọc lưu ý, những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm tình huống xảy ra. Để nắm bắt rõ hơn về phương án giải quyết, Kính đề nghị Quý bạn đọc liên hệ trực tiếp đội ngũ Luật sư/Chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Hợp danh H3T.

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH H3T
Trọng chữ tâm – Giữ chữ tín – Trao trí tuệ

10:05/-strong/-heart:>:o:-((:-h11:21 20/02/2023