Các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

Các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí tòa án là một trong những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với toàn thể mọi người dân khi có vấn đề cần sự trợ giúp của tòa án. Điều này là cần thiết nhằm bảo vệ một số các quan hệ xã hội đặc biệt hoặc vì lợi ích của cộng đồng, nhà nước. Sau đây là các trường hợp được quy định tại Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.

1. Trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí, không phải chịu án phí

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016, các trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí:

– Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

– Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.

– Người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

– Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà pháp luật có quy định.

2. Trường hợp không phải nộp tạm ứng lệ phí toà án, không phải chịu tạm ứng lệ phí:

Theo quy định của Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016, có các trường hợp sau không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

–  Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

– Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Cơ quan Nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án.

– Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.

– Các trường hợp khác do luật định.

3. Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án

Căn cứ vào Khoản 3,4 Điều 11 Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016, cá nhân, tổ chức không phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án khi:

Theo đó có các trường hợp sau:

– Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.

– Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết :

+ Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

+ Xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp.

Trên đây là bài viết về Các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án . Quý bạn đọc lưu ý, những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm tình huống xảy ra. Để nắm bắt rõ hơn về phương án giải quyết, Kính đề nghị Quý bạn đọc liên hệ trực tiếp đội ngũ Luật sư/ Chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Hợp danh H3T qua SĐT: 0973.821.822 hoặc 0963.822.823.

10:05/-strong/-heart:>:o:-((:-h11:21 20/02/2023