Căn cứ pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020
– Nghị định 02/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp
– Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp
Để có thể làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, trước hết bạn cần thỏa mãn các điều kiện sau:
– Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập công ty là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp (Theo Luật Cán bộ, công chức, viên chức,…).
– Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập công ty là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
– Trụ sở chính của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể; trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.
– Vốn điều điều lệ, vốn pháp định tuỳ theo quy mô kinh doanh; và theo quy định của luật chuyên ngành điều chỉnh.
Hồ sơ đăng kí doanh nghiệp
– Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
+ Danh sách thành viên công ty hợp danh.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
+ Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần ; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ cần thiết
– Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn: Có 4 loại hình cho khách hàng lựa chọn là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
– Đặt tên công ty: Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình công ty và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
– Địa chỉ trụ sở chính công ty.
– Ngành, nghề kinh doanh: Khách hàng liêt kê sơ bộ các ngành; nghề/ lĩnh vực hoạt động dự kiến của công ty.
– Vốn điều lệ công ty: Tùy vào khả năng; nhu cầu của các thành viên/cổ đông và theo quy định của pháp luật; (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) để đặt vốn điều lệ phù hợp.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty: Là người đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty.
– Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Có 02 phương thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp: Nộp hồ sơ qua mạng hoặc nộp trực tiếp và chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp đăng kí doanh nghiệp, tiến hành khắc con dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký hoá đơn điện tử; và mua chữ ký số để kê khai thuế theo quy định.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
– Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
– Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập; doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi; nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.
– Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng; thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng); để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
– Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch; nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
– Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH H3T
Trọng chữ tâm – Giữ chữ tín – Trao trí tuệ